Friday, June 10, 2016

Lưu Bị lọai bỏ Quan Vũ

Quan Vũ (關羽, 162? - 220),[1] cũng được gọi là Quan Công (關公), tự là Vân Trường (雲長), Trường Sinh (長生) là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. 
Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật nhưkịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v... với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn.

Ngày càng nhiều học giả cho rằng cái chết của Quan Vũ có thể xuất phát từ mâu thuẫn với Lưu Bị và Khổng Minh, dẫn đến việc Bị lợi dụng Tôn Quyền để "mượn dao giết người".


Tháng chạp năm 219, Tôn Quyền sai người dụ hàng ông. Trong tình thế bị quân Ngô truy kích, Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên một mặt giả vờ đầu hàng, sai một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn mình dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng men theo đường núi để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Tôn Quyền để tới Ích châu hoặc Hán Trung (địa bàn của Lưu Bị).
Khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư[22] thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường. Ông bị bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt được mang về. Vì không chịu khuất phục Tôn Quyền nên ông bị giết chết.
Mâu thuẫn nội bộ Thục Hán
Đối với chính quyền Thục Hán, thất bại của Quan Vũ dẫn đến mất thành Kinh Châu là một đòn chí mạng.
Thất bại chiến lược này khiến kế hoạch vĩ mô "long trung đối" mà Gia Cát Lượng đề ra cho Lưu Bị để "quang phục Hán thất" cuối cùng tan thành mây khói, khiến Thục gần như "không thể gượng dậy nổi".
Nói về việc Thục Hán không phát binh cứu viện trong chiến dịch Kinh Châu, sách "Tam Quốc Chí" của sử gia đời Tây Tấn Trần Thọ không có ghi chép, và việc này được nhìn nhận chung là do "ứng cứu không kịp".
Tuy nhiên, đến thời cận đại, nhà tư tưởng Chương Thái Viêm nêu ra một quan điểm khiến người đương đại "giật mình", cho rằng Quan Vũ phá hoại phương châm "liên Ngô kháng Tào" của Gia Cát Lượng, dẫn tới việc Lượng mượn tay Đông Ngô để loại trừ Quan Vũ.
Chuyên gia nghiên cứu hiện đại Phương Thi Minh cũng tán đồng quan điểm của Chương Thái Viêm, tuy nhiên ông Phương nêu quan điểm riêng, rằng nhân vật "mượn dao giết người" không phải là Khổng Minh, mà chính là Lưu Bị, do mâu thuẫn giữa Lưu và Quan.
Nhận định này được cho là cú giáng mạnh vào hình ảnh "đào viên kết nghĩa" trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" lưu truyền hàng trăm năm nay.
Ngày càng có nhiều quan điểm nghi ngờ cái chết của Quan Công là sự thanh trừng nội bộ Thục Hán.
Có thực Lưu - Quan "thân như huynh đệ"?
Theo Phương Thi Minh, Quan Vũ thực tế là nhân vật có tính cách kiêu căng và hách dịch.
Trong chiến dịch ở núi Định Quân, Hoàng Trung giết được đại tướng Tào Ngụy Hạ Hầu Uyên, lập đại công giúp Lưu Bị giành được Hán Trung.
Sau khi Lưu Bị xưng vương đã phong Quan Vân Trường làm Tiền tướng quân, Hoàng Trung làm Hậu tướng quân. Quan - Hoàng 2 người có địa vị ngang hàng với nhau.
Tuy nhiên, khi Lưu Bị phái người sắc phong Quan Vũ, ông đã quát lớn - "Đại trượng phu sao có thể chung hàng ngũ với lính già".
Câu nói của Quan Công không phải nhằm vào Hoàng Trung, mà là chỉ Lưu Bị.
Việc Lưu Bị để em vợ là Mi Phương cùng Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, cũng được cho là thể hiện sự bất tín nhiệm đối với Quan.
Quan Vũ giống như một thế lực cường quyền trong triều đình Thục Hán, trong khi con trai A Đẩu của Lưu Bị lại là người kém cỏi, khiến Bị phải xét đến trường hợp A Đẩu không thể cầm cương "con ngựa bất kham" Quan Vũ, và tìm hướng giải quyết khi ông còn sống.
"Tam Quốc diễn nghĩa" có đoạn, Lưu Bị nghe tin Quan Vũ tử chiến thì "kêu lớn một tiếng, rồi ngã ra đất hôn mê".
Phương Thi Minh chỉ ra chi tiết trên hoàn toàn là sự hư cấu của La Quán Trung, các sử liệu Trung Quốc không hề có ghi chép về việc Lưu Bị khóc Quan Vân Trường.
Ngược lại, một nhân vật "kém thân" hơn Quan là Bàng Thống sau khi chết lại có ghi chép -"Tiên chủ (Lưu Bị) đau đớn, nước mắt lưng tròng".
Một mưu sĩ khác là Pháp Chính sau khi qua đời, cũng có ghi chép về phản ứng của Lưu Bị -"Tiên chủ khóc thương nhiều ngày".
Về lý thuyết, Quan Vũ là bậc anh hùng hy sinh vì nước. Sau khi ông mất cần phải được Lưu Bị truy phong thụy hiệu. Nhưng thực tế, thụy hiệu Tráng Mục Hầu của ông là do hậu chủ Lưu Thiền truy phong.
Ngược lại, ngay sau khi Pháp Chính qua đời, Lưu Bị đã truy phong ông làm Dực Hầu.
"Tam Quốc Chí" có nói, Lưu Bị và Quan Vân Trường "ngủ chung giường, tình như huynh đệ". Nhưng đãi ngộ mà Quan Công nhận được thậm chí còn không bằng Pháp Chính.
Lưu Bị "triệt" Quan Vũ để dọn đường cho con trai?
Cái chết của Quan Vân Trường là "bí mật quốc gia"
Trần Thọ vốn là người Thục, song "Thục chí" trong Tam Quốc Chí của ông được viết vô cùng đơn giản. Nguyên nhân do Ngụy và Ngô đều có sử quan, riêng Thục không có, khiến tài liệu để lại vô cùng ít ỏi.
Vì sao Lưu Bị và Gia Cát Lượng không đặt chức sử quan trong triều Thục Hán? Và sau nhiều năm cũng không chỉnh lý thông tin về cái chết của Quan Vân Trường?
Các nhà nghiên cứu đương đại cho rằng, việc Quan Công bị hại là "tuyệt mật" trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo Thục Hán, là thông tin "không thể công khai".
Lưu Bị là "đối tượng nghi vấn số 1" trong cái chết của Quan Vũ, bởi Quan Vân Trường tồn tại nhiều "khuyết điểm" mà Bị không thể chấp nhận.
Có ít nhất 3 vấn đề được nêu ra trong Tam Quốc Chí. Thứ nhất, Quan Vũ háo thắng, ham hố tranh giành địa vị số 1 với các đồng liêu.

Ngay sau khi Mã Siêu (1 trong "ngũ hổ tướng") quy hàng Thục Hán, Quan Vũ lập tức gửi thư tới Gia Cát Lượng yêu cầu tranh tài cao thấp cùng Siêu.
Khổng Minh phải gửi thư hồi đáp, tán dương ông "tài nghệ tuyệt luân", mới "dỗ dành" được Quan Vân Trường, thoát khỏi một trận "long tranh hổ đấu".
Thứ hai, Quan Công thiếu năng lực xử lý quan hệ với đồng minh quân sự, hóa bạn thành thù.
Khi ông đối chọi cùng Tào Ngụy tại Kinh Châu, Tào Tháo phái người hẹn Tôn Quyền hợp công Quan Vũ.
Tôn Quyền
Tôn Quyền trước khi ra quyết định, đã phái sứ giải tới cầu hôn con gái Quan Công cho con trai mình, nhằm thăm dò thái độ của ông.
Tiếc rằng, Quan Vũ "nhục mạ sứ giả, cự tuyệt hôn ước".
Tôn Quyền thịnh nộ, quyết định phá vỡ liên minh với Lưu Bị, đoạt thành Kinh Châu.
Có thể nói, trong vai trò chủ soái một phe, thái độ của Quan Vũ là nhân tố quyết định khiến liên minh Thục - Ngô tan vỡ, Kinh Châu thất thủ.
Thứ ba, Quan Vân Trường không khéo léo điều tiết quan hệ với bộ hạ, khiến nội bộ lục đục, là nguyên nhân cốt lõi để mất Kinh Châu.
Đại tướng Đông Ngô Lục Tốn tổng kết tính cách của Quan Vân Trường là "kiêu căng ngạo mạn, áp bức người khác" - Theo "Tam Quốc Chí - Ngô thư - Lục Tốn truyện".
Các "đồng nghiệp" cùng trấn giữ thành Kinh Châu với Quan Công là Mi Phương và Phó Sĩ Nhân bị Quan Vũ khinh thường.
Khi Quan Vân Trường xuất chinh, Mi - Phó do thiếu sót trong cung cấp quân nhu, bị Quan đe dọa "trở về sẽ trị tội". Hai người này thường xuyên sống trong tâm trạng lo sợ bất an, cuối cùng bị Tôn Quyền dụ hàng.
Trên thực tế, Tôn Quyền đoạt được Kinh Châu không mất một binh một tốt, Quan Vũ chết thảm.

Các nhà nghiên cứu hiện đại ngày càng ủng hộ quan điểm rằng Quan Vân Trường là một nhân vật bi kịch, và bi kịch của ông xuất phát từ khiếm khuyết trong tính cách của chính bản thân Quan Công.
Hình ảnh "thập toàn thập mỹ" của Võ Thánh Quan Vân Trường trong tín ngưỡng dân gian ngày nay, chỉ có thể là kết quả của quá trình "thần hóa" hàng nghìn năm của dư luận đối với danh tướng Tam Quốc này.

1 comment:

  1. Nếu nói có mối bất hoà giửa Lưu và Quan. Thì tại sao Lưu còn dẫn quân trả thù, để rồi đại bại dẫn đến thân vong?

    ReplyDelete