Nguồn mình tổng hợp theo tài liệu trên mạng .
Ai là cha ruột Đường Tăng ?
Trong Tây du ký thân phận của Đường Tăng liên quan đến
một vụ thảm sát.
Phụ thân Đường Tăng là Trần Quang Nhụy, mẫu thân là Ân Ôn Kiều. Truyện ghi rằng, Trần Quang Nhụy thi đậu Trạng Nguyên, may mắn gặp phải con gái nhà Thừa Tướng đang ném tú cầu chiêu hôn, may mắn tú cầu trúng nón của Trần Quang Nhụy, hai người thế là kết hôn. Trần Quang Nhụy sau khi kết hôn liền đến Giang Châu nhậm chức, dọc đường đi không mang theo hộ vệ chỉ có một bà già và một thư đồng. Sao công Lý Bưu, Lưu Hồng thấy sắc khởi ý giết TQN và thư đồng, ép tiểu thư thuận theo, tiểu thư không còn cách nào, liền thuận theo y. Sau đó, Lưu Hồng giả mạo Trần Quang Nhụy đi nhậm chức. 18 năm sau, Đường Tăng nghe lời sư phụ quay về báo oan. TQN hồi sinh, Ân Ôn Kiều buồn bã tự sát.
Phụ thân Đường Tăng là Trần Quang Nhụy, mẫu thân là Ân Ôn Kiều. Truyện ghi rằng, Trần Quang Nhụy thi đậu Trạng Nguyên, may mắn gặp phải con gái nhà Thừa Tướng đang ném tú cầu chiêu hôn, may mắn tú cầu trúng nón của Trần Quang Nhụy, hai người thế là kết hôn. Trần Quang Nhụy sau khi kết hôn liền đến Giang Châu nhậm chức, dọc đường đi không mang theo hộ vệ chỉ có một bà già và một thư đồng. Sao công Lý Bưu, Lưu Hồng thấy sắc khởi ý giết TQN và thư đồng, ép tiểu thư thuận theo, tiểu thư không còn cách nào, liền thuận theo y. Sau đó, Lưu Hồng giả mạo Trần Quang Nhụy đi nhậm chức. 18 năm sau, Đường Tăng nghe lời sư phụ quay về báo oan. TQN hồi sinh, Ân Ôn Kiều buồn bã tự sát.
Câu chuyện trên có rất nhiều nghi điểm:
1. Lưu Hồng, một thằng thủy tặc lại dám giả mạo mệnh
quan triều đình, lại còn mang theo nhân chứng sống. Hắn không sợ tiểu thư hại
hắn sao ? Mà tiểu thư còn không vạch trần hung thủ, nàng chờ cái gì ? Có thể
nàng sợ con mình gặp nguy hiểm, nhưng Đường Tăng sinh xong là văng xuống nước
để lão hòa thượng nuôi, nàng hoàn toàn có thể báo án, tại sao lại không báo ?
2. Lưu Hồng giả mạo 18 năm cũng không ai phát hiện !!!
nữ nhi xuất giá không về thăm cha mẹ, không thư lui tới ??? 18 năm, tiểu thư
cùng kẻ giết chồng hàng đêm cùng giường cộng chẩm, làm cho người ta không cách
nào tưởng tượng nổi !!!
3. Trần Huyền Trang tròn 18 tuổi đến kinh thành báo
án, Thừa Tướng cư nhiên phái 6 vạn Ngự Lâm Quân tới bắt ??? Thêm nữa, lúc con
gái với con rễ mình đi xa lại chẳng thèm cho người bảo vệ.
4. Trần Quang Nhụy sống lại, cả nhà đoàn viên, Ân tiểu
thư lại tự vận !
Tình tiết luôn là có sắp đặt. Tác giả kể một câu
chuyện luôn có: Nguyên nhân, quá trình, kết quả. Kết quả cùa truyện này là:
Đường Tăng báo thù, Ân tiểu thư tự sát. Mọi quá trình đều là vì đưa đến cái kết
quả này mà thiết kế. Kết quả này vấn đề lớn nhất là: Tại sao phải đợi 18 năm
sau, Trần Huyền Trang báo thù ? Chẳng lẽ tiểu thư không thể báo sao ?
Tiểu thư có ít nhất 4 cách để báo thù:
1. Viết thư cho cha mẹ.
2. Tìm một vị quan bất hòa với hung thủ báo án. Nên nhớ hung thủ không phải lúc nào cũng bên người nàng, hơn nữa hắn thường đi ra ngoài làm việc.
3. Ban đêm ngủ thiếp hạ độc thủ.
4. Bỏ độc trong thức ăn.
1. Viết thư cho cha mẹ.
2. Tìm một vị quan bất hòa với hung thủ báo án. Nên nhớ hung thủ không phải lúc nào cũng bên người nàng, hơn nữa hắn thường đi ra ngoài làm việc.
3. Ban đêm ngủ thiếp hạ độc thủ.
4. Bỏ độc trong thức ăn.
Cả 4 loại Ân tiểu thư cũng không làm. Như vậy lại có
vấn đề mới: Phải như thế nào Ân tiểu thư mới không báo thù, mỗi ngày đối mặt
với kẻ thù, nàng chịu nổi sao ? Ban ngày cho hắn ăn, tối còn bồi hắn ngủ, nhẫn
đến 18 năm, cam tâm tình nguyện cùng kẻ thù ngủ 6570 đêm.
Nghi điểm lớn nhất của vụ án là Ân Ôn Kiều. Toàn bộ
chứng cứ nằm ở hồi 9.
Lộ trình của nạn nhân Trần Quang Nhụy là : kinh thành
--> nhà Trần Quang Nhụy --> tiệm Vạn Hoa--> Hồng Giang bến đò -->
Giang Châu.
1 kinh thành --> nhà Trần Quang Nhụy: Huyền Trang
nói với bà bà "Ta đi một tháng là về". Cái này là chỉ Huyền Trang đi
từ tiệm Vạn Hoa --> nhà Trần Quang Nhụy --> kinh thành rồi quay lại Giang
Châu. Đoạn đường dài hơn TQN, có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, mà chỉ đi một
tháng. Như vậy, đường từ kinh thành đến nhà TQN tầm 3 - 10 ngày.
2. nhà Trần Quang Nhụy --> tiệm Vạn Hoa: "Đi
được vài ngày, ghé tiệm Vạn Hoa của Lưu tiểu Nhị"
tác giả dùng từ "mấy ngày" như vậy từ nhà TQN đến tiệm Vạn Hoa chừng 4 -- 7 ngày. Trương Thị dưỡng bệnh ở đây đến ngày thứ 3 thì khởi hành.
tác giả dùng từ "mấy ngày" như vậy từ nhà TQN đến tiệm Vạn Hoa chừng 4 -- 7 ngày. Trương Thị dưỡng bệnh ở đây đến ngày thứ 3 thì khởi hành.
3. tiệm Vạn Hoa--> Hồng Giang bến đò: Ở tiệm Vạn
Hoa, TQN hỏi người đánh cá "Cá từ đâu đến", Ngư nhân nói "Ở sông
Hồng Giang, cách phủ 15 dặm".
15 dặm không xa, Hồng Giang độ khẩu muốn xa một chút, TQN gấp gáp lên đường "ngày đi, đêm nghỉ, hơn mấy bữa đến Hồng Giang bến đò". Khoảng 2-3 ngày nữa, đến ngày hôm sau TQN bị giết.
15 dặm không xa, Hồng Giang độ khẩu muốn xa một chút, TQN gấp gáp lên đường "ngày đi, đêm nghỉ, hơn mấy bữa đến Hồng Giang bến đò". Khoảng 2-3 ngày nữa, đến ngày hôm sau TQN bị giết.
4. "Lại nói Ân tiểu thư thống hận tặc, chỉ vì
người có mang dựng, không biết nam nữ, vạn bất đắc dĩ, miễn cưỡng tương
theo".
Lúc này, Ân tiểu thư đã biết mình mang thai rồi.
Lúc này, Ân tiểu thư đã biết mình mang thai rồi.
Thời gian từ kinh thành đến khi TQN bị hại chỉ tầm từ
10 - 18 ngày. Và nên nhớ rằng, đến ngày thứ hai sau khi kết hôn là TQN phải lên
đường nhậm chức. Cứ cho rằng Ân tiểu thư có thai sau đêm tân hôn thì cái thai
chỉ cao lắm gần 20 ngày, mà Ân tiểu thư đã xác định mình mang thai rồi ? Theo
thường thức, thì các phản ứng phải từ 40 đến 45 ngày mới biểu hiện.
Vì vậy, có thể khẳng định, Ân tiểu thư là trước khi kết hôn đã có thai và cái thai không thể nào là TQN.
Vì vậy, có thể khẳng định, Ân tiểu thư là trước khi kết hôn đã có thai và cái thai không thể nào là TQN.
Tại sao khẳng định cái thai không phải của TQN ?
Hồi 37, Tam tạng nói: ...Cha ta bị thủy tặc giết, mẹ
bị ép, trải qua ba tháng, sinh thành ta.
"trải qua ba tháng" 4 chữ này nói rõ, Đường Tăng là sau khi TQN chết được ba tháng mà ra đời. TQN và Ân tiểu thư kết hôn chỉ có 10-18 ngày. Theo lệnh vua gấp gáp lên đường thì không thể nào kéo đến 6, 7 tháng được.
"trải qua ba tháng" 4 chữ này nói rõ, Đường Tăng là sau khi TQN chết được ba tháng mà ra đời. TQN và Ân tiểu thư kết hôn chỉ có 10-18 ngày. Theo lệnh vua gấp gáp lên đường thì không thể nào kéo đến 6, 7 tháng được.
Rõ ràng Ân tiểu thư là mang thai trước, kết hôn sau.
Chưa biết chừng tình lang chính là Lưu Hồng.
Có nhiều sự kiện chứng minh cho việc này.
1. Tại sao con gái Thừa Tướng đức cao vọng trọng lại
ném tú cầu kén rễ ? Rõ ràng bụng bị làm lớn rồi. hơn nữa cha mẹ biết nên mới
vội vàng chiêu hôn.
2. Hôn lễ vô cùng vội vàng. Từ lúc TQN tú cầu bị ném
trúng đến khi vợ chồng giao bái, động phòng chỉ tốn có 3-5 phút. Chớp nhoáng 1
phát, TQN chưa kịp phản ứng đã có vợ !!!
3. Nếu Lưu Hồng, Lý Bưu vì cướp tiền, cướp sắc mà giết
TQN thì cả hai sẽ chia đều tài vật lẫn phụ nữ. Chứ không diễn biến thành giả
mạo chồng người ta.
4. "Trước đem thư đồng giết chết, sau đem Quang
Nhụy đánh chết". Đánh so giết chậm nhiều, Lưu Hồng tại sao phải đánh TQN
đây. Đánh vì hả giận mà thôi.
5. "Ngươi nếu từ ta, mọi sự đều hưu; Nếu không
từ, một đao hai đoạn". Lời này thật đáng suy nghĩ, Ân tiểu thư là định
nhảy sông tự sát đấy, Lưu Hồng còn hâm dọa giết nàng ??? Lưu Hồng nếu cướp sắc
căn bàn không cần nói vậy, trước tát mấy cái lại nói. Mà tác giả dùng "một
đao hai đoạn" thật sự là hay. Đây không phải là hâm dọa giết mà thuần túy
hâm dọa chia tay !!!
6. Thừa tướng biết chân tướng, rõ ràng chuyện chỉ cần
một tờ công văn là giải quyết được, lại đến xin hoàng đế 6 vạn cấm quân đi
diệt, 6 vạn đánh 1 thằng ??? Điều này nói lên thế lực Lưu Hồng không tầm
thường, thủy tặc chỉ là nghề đối phó của hắn mà thôi.
7. Nếu Lưu Hồng vừa gặp Ân tiểu thư là mê điên đảo,
chứng minh hắn sắc tâm ngập người, giết người cướp sắc, bực nào ngông cuồng !!
Tai sao khi làm quan lại thu liễm, Thừa tướng đem binh tới bắt cũng không có
một thiếp. Chứng minh thêm Lưu Hồng rất yêu Ân tiểu thư.
8. Ý định giết Đường Tăng của Lưu Hồng không lớn, nếu
không cũng không để Ân tiểu thư mấy tháng sau sinh ra, còn nuôi đến mãn tháng,
vụ bỏ con Ân tiểu thư đề xuất. So với sợ Lưu Hồng hại con thì tự mình đề xuất
văng con xuống sông, cầu may mắn không phải càng đáng lo hơn sao. Lưu Hồng yêu
Ân tiểu thư như vậy, chẳng lẽ không cầu xin được ?
9. Vừa nghe Nam Cực tiên ông báo "người này không
bình thường", "Cần thật tâm bảo vệ", "Ngày sau vợ chồng gặp
gỡ", "Tuyết oan có ngày báo". Lo sợ nên hôm sau, Ân tỷ tỷ liền
văng con, đoạn bỏ con trôi sông Ân tiểu thư "cầu thiên mệnh" rất
nhiều, chính là nó sống hay chết, tiểu thư cũng chấp nhận, nghe số trời vậy.
10. "Đang muốn vứt bỏ, chợt thấy bờ sông có mảnh
gỗ, tiểu thứ hướng lên trời lạy, đem người gắn ở bản gỗ"
Có thể tưởng tượng được, nếu không may mắn có mảnh gỗ kia, Ân tiểu thư liền trực tiếp ném xuống sông !!!
Có thể tưởng tượng được, nếu không may mắn có mảnh gỗ kia, Ân tiểu thư liền trực tiếp ném xuống sông !!!
Lão hòa thượng cứu Đường Tăng cũng là nhân vật then
chốt.
1. Lão hòa thượng cầm bức huyết thư lại không đi báo
án ? Giấu đến 18 năm mới đưa cho Huyền Trang ? Cái này không nói thông được.
Nếu lão nhát gan sợ phiền phức thì cũng không có chuyện giựt giây, chỉ dẫn
Huyền Trang cách báo thù.
2. Huyền Trang đến 18 tuổi chưa làm hòa thượng, đến
khi lão hòa thượng giựt giây báo thù, tẩy não Huyền Trang, mới khiến Huyền
Trang quyết định làm hòa thượng. Như vậy mục đích cuối cùng của lão là có một
hòa thượng là Đường Tăng, một hòa thượng chịu đi Tây thiên lấy kinh.
3. Huyền Trang gặp tiểu thư liền nói "... cha ta
bị người mưu giết, mẫu thân bị tặc chiếm. Sư phụ dạy ta đến Giang Châu tìm lại
mẫu thân". Vô cùng trực tiếp, không cần khảo chứng, lúc này Ân tiểu thư
biết là mệnh trời đã đến rồi. Có giấu cũng không được, nhưng vẫn hỏi bằng
chứng, nhìn thấy huyết thư sau Ân tiểu thư mới quay ngoắc 180 độ, gọi Huyền
Trang đi tìm ông ngoại. Tại sao tiểu thư biến chuyển nhanh như vậy ? Vì có thể
bức cũ vốn không nói gì vụ báo thù, bức này do lão hòa thượng làm giả, khiến Ân
tiểu thư nhìn thấy càng hiểu số trời đã định...
Cuối cùng kết quả câu chuyện là: Đường Tăng tự tay
giết chết mình phụ thân, bức tử luôn cả mẫu thân mình. Phật môn có người đi
thỉnh kinh.
0 nhận xét:
Post a Comment