Sunday, November 13, 2016

Thuyết âm mưu về sức khỏe của Hillary Clinton

Thuyết âm mưu về sức khỏe của Hillary Clinton

Người ủng hộ đảng Cộng hòa liên tục đưa ra thuyết âm mưu nhằm chứng minh bà Hillary Clinton không đủ sức khỏe để trở thành tổng thống Mỹ.

thuyet-am-muu-ve-suc-khoe-cua-hillary-clinton
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters
"Hillary Clinton thiếu sức khỏe thể chất và tinh thần để đối đầu với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), và tất cả đối thủ của chúng ta - không chỉ trong cuộc chiến chống khủng bố, mà cả trong thương mại và mọi thách thức khác", ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tuần trước nói, khi các tin đồn về sức khỏe của bà Clinton được liên tục lan truyền trên mạng xã hội và truyền thông bảo thủ.
Theo CNN, những đồn đoán về sức khỏe của nữ ứng viên đảng Dân chủ bắt nguồn từ sự kiện tháng 12/2012. Vài ngày trước khi bà Clinton lần đầu tiên điều trần trước quốc hội Mỹ về cuộc tấn công khủng bố tại Benghazi, bà Clinton bị chấn động não sau khi bị mất nước và ngất xỉu. Cuộc điều trần đáng lẽ diễn ra vào ngày 20/12 bị hoãn lại cho đến khi bà bình phục.
Các đối thủ chính trị của bà Clinton, đặc biệt là ông John Bolton - thành viên đảng Cộng hòa từng là đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc, mỉa mai rằng bà cố tình giả ốm để tránh cuộc điều tra của quốc hội.
Bà Clinton nhập viện và phải sử dụng thuốc làm loãng máu để tan cục máu đông đằng sau tai phải của bà. Theo các bác sĩ của bà Clinton, cục máu đông không dẫn đến đột quỵ hoặc bất kỳ biến chứng thần kinh khác.
Ngày 23/1/2013, bà Clinton đã ra điều trần trước ủy ban thượng viện và hạ viện Mỹ về vụ tấn công Benghazi.
Tháng 5/2014, hơn một năm sau khi bà Clinton rời Bộ Ngoại giao Mỹ, chiến lược gia đảng Cộng hòa Karl Rove gây chú ý khi nói rằng bà Clinton đã bị tổn thương não vào năm 2012. "30 ngày trong bệnh viện? Và khi tái xuất, bà ấy đeo kính chỉ dành cho người bị chấn thương sọ não?" ông nói, theo New York Post.
Tuy nhiên, ông Rove một ngày sau rút lại bình luận của mình. Politifact cũng chỉ ra rằng nhận xét của ông về chiếc kính bà Clinton đeo là sai.
Những ồn ào xoay quanh câu chuyện này lắng xuống vào năm sau. Tháng 7/2015, bác sĩ lâu năm của bà Clinton, Lisa Bardack, nói rằng các cuộc kiểm tra năm 2013 cho thấy bà đã hoàn toàn bình phục.
Thuyết âm mưu nở rộ
Một video được quay trong chuyến thăm của bà Clinton đến một cửa hàng bánh tại Washington ngày 10/6 năm nay lại tiếp tục làm dấy lên đồn đoán về sức khỏe, khi bà Clinton lắc đầu mạnh trong vài giây.
Một blogger ủng hộ ông Trump đã đăng lại video với cái tên: "Ôi! Có phải Hillary Clinton bị co giật" và video ngay lập tức được chia sẻ rộng rãi.
Trong vài tuần sau, truyền thông bảo thủ và đội ngũ tranh cử của ông Trump cũng liên tục khai thác chủ đề này. Người dẫn chương trình của Fox News, Sean Hannity, một người ủng hộ đảng Cộng hòa, đã mời các chuyên gia đến để xem video.
Tuy nhiên, tiến sĩ Fiona Gupta, bác sĩ thần kinh học, cho rằng "không thể đánh giá chỉ dựa trên video".
Lisa Lerer, phóng viên AP có mặt tại quán bánh nói trên, bác bỏ thông tin nói rằng bà bị co giật. Cô cho rằng phản ứng của bà Clinton có lẽ là nhằm tránh trả lời câu hỏi hoặc bà có thể bị bất ngờ vì các phóng viên nói quá to và nhiều người nói cùng một lúc.
Khi video này vẫn còn gây xôn xao, trang blog có tên American Mirror and Drudge Report đã đem một bức ảnh cũ ra bàn luận. Bức ảnh được chụp vào tháng hai cho thấy bà Clinton được giúp đỡ lên cầu thang bên ngoài một tòa nhà ở North Charleston, South Carolina.
thuyet-am-muu-ve-suc-khoe-cua-hillary-clinton-1
Hillary Clinton (áo xanh) trượt chân bên ngoài một tòa nhà ở North Charleston. Ảnh:Reuters
"Tình trạng sức khỏe của Hillary Clinton phải là một vấn đề lớn của chiến dịch tranh cử năm 2016", bài viết trên trang blog có đoạn. "Bằng chứng mới nhất là bà Clinton được vài người giúp đi lên bậc tam cấp bên ngoài một căn nhà".
Tuy nhiên, chú thích gốc của bức ảnh này khi nó được đăng trên hãng tin nói rằng bà Clinton chỉ đơn giản là trượt chân khi bước lên bậc tam cấp để vào SC Strong, cơ sở phi lợi nhuận giúp đỡ các tội phạm hoàn lương, người nghiện ma túy và người vô gia cư.
Khi ngày càng nhiều thuyết âm mưu xuất hiện, ông Trump lặp đi lặp lại ý kiến rằng bà Clinton luôn mệt mỏi và quá yếu để xử lý khối lượng công việc của Nhà Trắng.
Trên Twitter và trang blog, nhiều người tập trung vào hình ảnh mà họ nói rằng vệ sĩ của bà Hillary mang theo ống tiêm tự động chứa thuốc chống co giật. Tuy nhiên, phát ngôn viên Mật vụ Mỹ Nicole Mainor bác bỏ thông tin này và giải thích rằng vật mà vệ sĩ cầm là đèn pin.
thuyet-am-muu-ve-suc-khoe-cua-hillary-clinton-2
Vật bị nghi là ống tiêm tự động. Ảnh: Twitter
Chưa dừng lại ở đó, một tài khoản Twitter có tên HillsMedRecords còn chia sẻ "hồ sơ bệnh án bị rò rỉ" của bà Clinton, trong đó nữ ứng viên tổng thống được chuẩn đoán là mắc chứng mất trí khởi phát sớm. Snopes.com, trang web kiểm tra thực tế, nhanh chóng dập tắt thuyết âm mưu này. Bác sĩ của bà Clinton tuyên bố tài liệu này là "giả, không được viết bởi tôi và không dựa trên bất kỳ cơ sở y học nào". Bác sĩ của bà cũng nhiều lần lặp lại rằng cựu ngoại trưởng đủ sức khỏe để gánh vác vị trí đứng đầu nước Mỹ.
Hồi đầu tuần, bà Clinton đã bình luận về vấn đề này. "Tôi không biết lý do tại sao họ lại khơi chuyện đó ra", bà nói. "Tôi nghĩ rằng đó là một phần của chiến lược nói những điều điên rồ và có thể một vài người sẽ tin bạn".
Dường như ngay cả thành viên nổi bật của đảng Cộng hòa cũng mệt mỏi với các thuyết âm mưu xoay quanh sức khỏe của bà Clinton. Sau khi kênh Fox chiếu một đoạn video cho thấy bác sĩ Drew Pinsky trong chương trình "Celebrity Rehab" nói về mối lo ngại nghiêm trọng đối với nữ ứng viên, cựu chủ tịch hạ viện Mỹ Newt Gingrich đã mất kiên nhẫn.
"Tôi rất tôn trọng các bác sĩ trên truyền hình, nhưng một bác sĩ chưa bao giờ gặp bệnh nhân mà lại đưa ra những phân tích phức tạp, chi tiết, họ dựa vào điều gì?", ông Gingrich nói.
"Tôi sẽ rất thận trọng và tôi muốn nhắn nhủ đến các bác sĩ là họ phải rất thận trọng khi quyết định phân tích ai đó".

Thuyết âm mưu về người thế thân cho Hillary Clinton

Thuyết âm mưu về người thế thân cho Hillary Clinton

Hillary Clinton bị nghi sử dụng người thế thân sau khi bà cảm thấy không khỏe tại lễ tưởng niệm 11/9.

  • Clinton ngã bệnh - cơ hội phản đòn của Donald Trump
thuyet-am-muu-ve-nguoi-the-than-cho-hillary-clinton
Người dùng mạng cho rằng bà Clinton có ngón tay trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn, trong khi người thế thân của bà thì ngược lại. Ảnh: Twitter
Người dùng mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh cho thấy sự khác lạ trong ngoại hình khi bà Clinton đi ra từ ngôi nhà của con gái Chelsea Clinton.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cuối tuần trước buộc phải rời một lễ tưởng niệm vụ khủng bố 11/9 ở New York và bước đi loạng choạng khi lên xe. Bà cho biết sau khi ngồi trong máy lạnh và uống nước, bà ngay lập tức cảm thấy khỏe hơn và đến thăm con gái Chelsea.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người phụ nữ đi ra từ căn hộ của Chelsea và tươi cười vẫy chào người qua đường, chỉ là thế thân chứ không phải bà Clinton thật.
"Ngón tay trỏ của Hillary dài hơn ngón đeo nhẫn. Người này không phải là Hillary!", một tài khoản Twitter có tên Always Trump viết.
Một phụ nữ viết: "Bà Clinton dùng người thế thân sau sự cố sức khỏe? Chỉ là một giả thuyết thôi nhưng cái mũi trông khác thật đấy".
Những người khác thì tập trung phân tích tai của bà Clinton và cho rằng người phụ nữ đi ra từ căn hộ của Chelsea có dáy tai dày hơn.
Người dùng Twitter Robertbirsinger thì đặt câu hỏi tại sao bà Clinton lại ôm một đứa trẻ trên đường khi bà mắc bệnh. Những người khác cũng bày tỏ nghi ngờ vì bà không có đội ngũ an ninh bảo vệ chặt chẽ khi đi ra từ căn hộ của Chelsea.


Trong khi đó, các trợ lý của bà Clinton đang cố gắng dập tắt những mối lo ngại về sức khỏe của bà. Nick Merrill, người phát ngôn cho chiến dịch tranh cử, cho biết bà đang bình phục và sẽ tiếp tục đi vận động vào ngày 15/9.
thuyet-am-muu-ve-nguoi-the-than-cho-hillary-clinton-1
So sánh khác biệt về ngoại hình của bà Clinton trong lễ tưởng niệm vụ 11/9 và sau khi rời căn hộ của Chelsea. Ảnh: Twitter

Saturday, November 5, 2016

Amstrong đã lên mặt trăng chưa?

20% người Mỹ được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng lên Mặt trăng và cho rằng đây chỉ là một vụ bịp bợm lớn.
Cho đến nay, có lẽ ai cũng đinh ninh rằng Mỹ đã thắng Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng. Phi công vũ trụ Neil Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên đó.
Từ con tàu bước ra, anh đã nói một câu nổi tiếng làm cả thế giới xúc động, rằng “đây là một bước nhỏ của một con người nhưng là một bước đi khổng lồ của nhân loại”. Mọi sự đều như hết sức rõ ràng.
Nhân ngày Vũ trụ quốc tế, người ta xới lại vấn đề này. Một cuộc thăm dò lại cho thấy ngay trên đất Mỹ, 20% số người được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt Trăng. 20% là một tỷ lệ khá cao. Những người này cho rằng chẳng phải Amstrong hay bất cứ ai khác đã đổ bộ lên Mặt trăng, mà đó chỉ là một vụ bịp bợm lớn.

Hình ảnh Amstrong trên Mặt trăng.
Quả thật khi nghiên cứu các sự kiện trong Chương trình Mặt trăng sẽ phát hiện những vấn đề khó giải thích một cách thuyết phục trong khuôn khổ những giả thuyết quen thuộc về một chuyến bay lên Mặt trăng.
Từ năm 1970, tại Mỹ đã xuất bản cuốn sách của J. Krainy “Có thật con người đã đặt chân lên Mặt Trăng không?”, và năm 1976 nhà văn Mỹ Bill Keysing cũng cho phát hành một cuốn sách tựa đề “Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng”.
Sau đó tại những nước khác nhau trên thế giới những phân tích về vấn đề này được đưa ra ngày càng nhiều với những lý lẽ khó bác bỏ của những người không tin vào những tuyên bố chính thức về thành công của Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Trong một bài không thể trình bày tỉ mỉ tất cả mọi lý lẽ người ta đã đưa ra mà chỉ có thể tóm tắt những ý chính.
1. Khi các nhà du hành vũ trụ cắm lá cờ trên Mặt trăng, nó bay phấp phới thật sinh động. Rõ ràng gió thổi khá mạnh. Điều này cực kỳ vô lý. Bởi ai cũng biết rằng trên Mặt trăng không hề có khí quyển. Vậy thì gió ở đâu ra. Đã thế, trên hai tấm ảnh của cùng một lá cờ do NASA công bố, bóng của nó trên một tấm ở bên trái, tấm kia ở bên phải.
2. Luồng khí nóng từ động cơ phun lúc hạ cánh phải thổi rất mạnh, đương nhiên nó sẽ làm tung lên một đám bụi hình phễu ngay lại địa điểm con tàu đỗ xuống. Thế nhưng trên những bức ảnh do NASA công bố không hề thấy hiện tượng này. Bề mặt Mặt trăng vần phẳng lỳ, không một vết lõm.
3. Trong điều kiện trong lực của Trái đất, nhà du hành cùng bộ quần áo bay của anh ta có khối lượng lên tới 160 kg. Còn theo tính toán, trên Mặt trăng con số đó chỉ còn là 27 kg thôi. Vậy vì sao các nhà du hành không thể hiện các bước nhảy bật rất cao do sức hút của Mặt trăng chưa bằng 1/5 so với Trái đất? Bước nhảy trong video clip không cao quá 45 cm, chẳng khác gì khi đi trên bề mặt địa cầu. Vì sao vậy?
4. Trong các bức ảnh về phong cảnh Mặt trăng, ánh sáng rất không đồng đều.Kiểu ánh sáng như vậy là tính chất điển hình của việc dùng đèn chiếu chứ không phải ánh sáng tự nhiên.
Có một số lý do khác nữa được coi là gián tiếp. Ví dụ, Mỹ tuyên bố đã đưa tàu Apollolên vũ trụ bằng tên lửa chuyên chở khổng lồ “Saturn-5”. Chỉ 20 năm sau, Liên Xô mới chế tạo được tên lửa nổi tiếng “Energia” có những tính năng về chuyên chở tương tự. Không lẽ Liên Xô vốn đang chiếm ưu thế về tên lửa so với họ, bỗng nhiên bị họ “qua mặt” tới 2 thập kỷ?
Lại nữa, sau khi thực hiện được Chương trình Mặt trăng, vì sao tên lửa “Saturn-5” của họ chỉ được dùng một lần duy nhất – phóng tàu vũ trụ “Skylab” vào năm 1973. Loại tên lửa độc đáo đó của Mỹ nếu quả là có thật tại sao họ lại vội vã đình chỉ việc sản xuất ra chúng và 3 chiếc đã chế tạo phải lập tức bị đưa vào Viện bảo tàng?
Điều ngạc nhiên nữa là vì sao học phải dùng một chiếc xe đi trên Mặt trăng to lớn và nặng nề đến vậy, trong khi sức hút của Mặt trăng nhỏ hơn sức hút của Trái đất nhiều lần? Chúng ta hãy nhớ rằng đưa một vật thể vào vũ trụ, người ta phải cân nhắc đến từng gam, vì thêm mỗi một kg có nghĩa là phải bỏ thêm cả một số kinh phí khổng lồ.

Tên lửa chuyên chở “Saturn-5” (phóng lên tại “Sân bay vũ trụ”mang tên Kennedy).
Nói chung rất nhiều vấn đề, có đầy đủ cơ sở để nghi ngờ Chương trình Mặt trăngcủa Mỹ. Có ý kiến khẳng định người Mỹ chưa bao giờ lên Mặt trăng, lại có ý kiến cho là chuyến bay lên Mặt trăng đầu tiên ấy của họ chỉ là bịa đặt, sau đó, thì họ cũng lên được Mặt trăng thực sau này. Loại ý kiến thứ ba lập luận: Mặc dù Chương trình Mặt trăng của Mỹ được phủ vòng nguyệt quế nhưng tuyệt nhiên không xứng đáng. Tất cả những hình ảnh, quay phim đều thực hiện trên Trái đất.
Báo Komsomolskaia Pravda đã gặp nhà văn nổi tiếng Andrei Pashev để hỏi về chuyện này, thì ông nói: “Тôi đã từng tham gia vào cuộc tranh luận về chuyến bay lên Mặt trăng của Mỹ. Những ý kiến không tin là người Mỹ đã lên Mặt trăng không phải xuất phát từ Liên Xô trước đây. Người ta lúc đó chỉ dựa trên tính phiêu lưu và không tưởng (với trình độ khoa học lúc đó) của chương trình này”.
“Ví dụ, chính Khrushev đã, tuyên bố, chúng ta sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua lên Mặt trăng, vì điều đó vô cùng rủi ro.Trong lịch sử của ngành du hành vũ trụ Xô Viết đã có những trường hợp chỉ vì việc tiếp xúc giữa bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và con tàu chỉ trục trặc trong giây phút một con tàu đã lệch ra khỏi quỹ đạo và chuyến bay bị thất bại. Huống hồ xa như Mặt trăng".
Trước những dẫn chứng quá sắc bén trong cuộc tranh cãi về Chương trình Mặt trăng của Mỹ, NASA đã buộc phải đứng ra thừa nhận rằng, để minh họa việc hạ cánh của con tàu Apollo trên Mặt trăng, họ đã phải dùng những clip video và ảnh chụp không liên quan đến chuyến bay thực sự. Một số vấn đề được đưa lên trên các phương tiện truyền thông đúng là những bức ảnh chụp khi luyện tập, sở dĩ họ đưa ra vì nó rất giống với cảnh thực trên Mặt trăng.
Song họ mới đề cập đến sự bịa đặt của các đoạn phim và ảnh chụp. Những vấn đề khác họ chưa giải thích được và cũng không xin lỗi. Một vài chuyên liên quan cũng dần dần lộ ra. Chẳng hạn, chuyện thất lạc những tài liệu khi Apollo hạ cánh. Lại còn chuyện những viên đá cuội mà các phi hành gia lượm từ bề mặt của Mặt trăng đã đem tặng các bảo tàng châu Âu, được biết NASA cũng đã bị thanh minh là họ “nhầm” với viên đá của Trái đất chứ không có cố ý.

Amstrong đã lên mặt trăng chưa?

20% người Mỹ được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng lên Mặt trăng và cho rằng đây chỉ là một vụ bịp bợm lớn.
Cho đến nay, có lẽ ai cũng đinh ninh rằng Mỹ đã thắng Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng. Phi công vũ trụ Neil Amstrong là người đầu tiên đặt chân lên đó.
Từ con tàu bước ra, anh đã nói một câu nổi tiếng làm cả thế giới xúc động, rằng “đây là một bước nhỏ của một con người nhưng là một bước đi khổng lồ của nhân loại”. Mọi sự đều như hết sức rõ ràng.
Nhân ngày Vũ trụ quốc tế, người ta xới lại vấn đề này. Một cuộc thăm dò lại cho thấy ngay trên đất Mỹ, 20% số người được hỏi không tin rằng người Mỹ đã từng đặt chân lên Mặt Trăng. 20% là một tỷ lệ khá cao. Những người này cho rằng chẳng phải Amstrong hay bất cứ ai khác đã đổ bộ lên Mặt trăng, mà đó chỉ là một vụ bịp bợm lớn.

Hình ảnh Amstrong trên Mặt trăng.
Quả thật khi nghiên cứu các sự kiện trong Chương trình Mặt trăng sẽ phát hiện những vấn đề khó giải thích một cách thuyết phục trong khuôn khổ những giả thuyết quen thuộc về một chuyến bay lên Mặt trăng.
Từ năm 1970, tại Mỹ đã xuất bản cuốn sách của J. Krainy “Có thật con người đã đặt chân lên Mặt Trăng không?”, và năm 1976 nhà văn Mỹ Bill Keysing cũng cho phát hành một cuốn sách tựa đề “Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng”.
Sau đó tại những nước khác nhau trên thế giới những phân tích về vấn đề này được đưa ra ngày càng nhiều với những lý lẽ khó bác bỏ của những người không tin vào những tuyên bố chính thức về thành công của Chương trình Mặt trăng của Mỹ. Trong một bài không thể trình bày tỉ mỉ tất cả mọi lý lẽ người ta đã đưa ra mà chỉ có thể tóm tắt những ý chính.
1. Khi các nhà du hành vũ trụ cắm lá cờ trên Mặt trăng, nó bay phấp phới thật sinh động. Rõ ràng gió thổi khá mạnh. Điều này cực kỳ vô lý. Bởi ai cũng biết rằng trên Mặt trăng không hề có khí quyển. Vậy thì gió ở đâu ra. Đã thế, trên hai tấm ảnh của cùng một lá cờ do NASA công bố, bóng của nó trên một tấm ở bên trái, tấm kia ở bên phải.
2. Luồng khí nóng từ động cơ phun lúc hạ cánh phải thổi rất mạnh, đương nhiên nó sẽ làm tung lên một đám bụi hình phễu ngay lại địa điểm con tàu đỗ xuống. Thế nhưng trên những bức ảnh do NASA công bố không hề thấy hiện tượng này. Bề mặt Mặt trăng vần phẳng lỳ, không một vết lõm.
3. Trong điều kiện trong lực của Trái đất, nhà du hành cùng bộ quần áo bay của anh ta có khối lượng lên tới 160 kg. Còn theo tính toán, trên Mặt trăng con số đó chỉ còn là 27 kg thôi. Vậy vì sao các nhà du hành không thể hiện các bước nhảy bật rất cao do sức hút của Mặt trăng chưa bằng 1/5 so với Trái đất? Bước nhảy trong video clip không cao quá 45 cm, chẳng khác gì khi đi trên bề mặt địa cầu. Vì sao vậy?
4. Trong các bức ảnh về phong cảnh Mặt trăng, ánh sáng rất không đồng đều.Kiểu ánh sáng như vậy là tính chất điển hình của việc dùng đèn chiếu chứ không phải ánh sáng tự nhiên.
Có một số lý do khác nữa được coi là gián tiếp. Ví dụ, Mỹ tuyên bố đã đưa tàu Apollolên vũ trụ bằng tên lửa chuyên chở khổng lồ “Saturn-5”. Chỉ 20 năm sau, Liên Xô mới chế tạo được tên lửa nổi tiếng “Energia” có những tính năng về chuyên chở tương tự. Không lẽ Liên Xô vốn đang chiếm ưu thế về tên lửa so với họ, bỗng nhiên bị họ “qua mặt” tới 2 thập kỷ?
Lại nữa, sau khi thực hiện được Chương trình Mặt trăng, vì sao tên lửa “Saturn-5” của họ chỉ được dùng một lần duy nhất – phóng tàu vũ trụ “Skylab” vào năm 1973. Loại tên lửa độc đáo đó của Mỹ nếu quả là có thật tại sao họ lại vội vã đình chỉ việc sản xuất ra chúng và 3 chiếc đã chế tạo phải lập tức bị đưa vào Viện bảo tàng?
Điều ngạc nhiên nữa là vì sao học phải dùng một chiếc xe đi trên Mặt trăng to lớn và nặng nề đến vậy, trong khi sức hút của Mặt trăng nhỏ hơn sức hút của Trái đất nhiều lần? Chúng ta hãy nhớ rằng đưa một vật thể vào vũ trụ, người ta phải cân nhắc đến từng gam, vì thêm mỗi một kg có nghĩa là phải bỏ thêm cả một số kinh phí khổng lồ.

Tên lửa chuyên chở “Saturn-5” (phóng lên tại “Sân bay vũ trụ”mang tên Kennedy).
Nói chung rất nhiều vấn đề, có đầy đủ cơ sở để nghi ngờ Chương trình Mặt trăngcủa Mỹ. Có ý kiến khẳng định người Mỹ chưa bao giờ lên Mặt trăng, lại có ý kiến cho là chuyến bay lên Mặt trăng đầu tiên ấy của họ chỉ là bịa đặt, sau đó, thì họ cũng lên được Mặt trăng thực sau này. Loại ý kiến thứ ba lập luận: Mặc dù Chương trình Mặt trăng của Mỹ được phủ vòng nguyệt quế nhưng tuyệt nhiên không xứng đáng. Tất cả những hình ảnh, quay phim đều thực hiện trên Trái đất.
Báo Komsomolskaia Pravda đã gặp nhà văn nổi tiếng Andrei Pashev để hỏi về chuyện này, thì ông nói: “Тôi đã từng tham gia vào cuộc tranh luận về chuyến bay lên Mặt trăng của Mỹ. Những ý kiến không tin là người Mỹ đã lên Mặt trăng không phải xuất phát từ Liên Xô trước đây. Người ta lúc đó chỉ dựa trên tính phiêu lưu và không tưởng (với trình độ khoa học lúc đó) của chương trình này”.
“Ví dụ, chính Khrushev đã, tuyên bố, chúng ta sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua lên Mặt trăng, vì điều đó vô cùng rủi ro.Trong lịch sử của ngành du hành vũ trụ Xô Viết đã có những trường hợp chỉ vì việc tiếp xúc giữa bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và con tàu chỉ trục trặc trong giây phút một con tàu đã lệch ra khỏi quỹ đạo và chuyến bay bị thất bại. Huống hồ xa như Mặt trăng".
Trước những dẫn chứng quá sắc bén trong cuộc tranh cãi về Chương trình Mặt trăng của Mỹ, NASA đã buộc phải đứng ra thừa nhận rằng, để minh họa việc hạ cánh của con tàu Apollo trên Mặt trăng, họ đã phải dùng những clip video và ảnh chụp không liên quan đến chuyến bay thực sự. Một số vấn đề được đưa lên trên các phương tiện truyền thông đúng là những bức ảnh chụp khi luyện tập, sở dĩ họ đưa ra vì nó rất giống với cảnh thực trên Mặt trăng.
Song họ mới đề cập đến sự bịa đặt của các đoạn phim và ảnh chụp. Những vấn đề khác họ chưa giải thích được và cũng không xin lỗi. Một vài chuyên liên quan cũng dần dần lộ ra. Chẳng hạn, chuyện thất lạc những tài liệu khi Apollo hạ cánh. Lại còn chuyện những viên đá cuội mà các phi hành gia lượm từ bề mặt của Mặt trăng đã đem tặng các bảo tàng châu Âu, được biết NASA cũng đã bị thanh minh là họ “nhầm” với viên đá của Trái đất chứ không có cố ý.

Thuyết âm mưu giới công nghệ


Chắc hẳn bạn đã nghe về chuyện Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát không phải bởi một mà là một nhóm người, những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng của nhân loại được quay ở…Texas, hay vụ tấn công tòa Trung tâm Thương mại thế giới được tổ chức bởi bản thân nước Mỹ chứ không phải lực lượng al-Quaeda. Đó là câu chuyện bạn nghe được từ một người bạn, anh bạn đó nghe được từ bạn của chị bạn vốn dĩ là em của sếp cũ… tóm lại là rất rườm rà.
Những sự kiện chính trị lớn luôn được nhìn nhận nhiều chiều. Trong kinh doanh cũng vậy. Hãy cùng chúng tôi điểm qua bốn sự kiện nhận được nhiều nghi hoặc thời gian gần đây.

Chiếc iPhone bị mất

Sự kiện này xảy ra chỉ một vài tháng trước khi iPhone 4 chính thức ra mắt. Trước sự kiện này, nhiều hình ảnh về chiếc điện thoại đã rò rỉ trong công chúng. Dư luận ngày một nóng lên đến khi đạt đỉnh với việc Gray Powell, kĩ sư phần mềm Apple, để quên chiếc iPhone 4 tại một quán bar ở California. Trang tin Gizmodo sau đó đã mua lại chiếc điện thoại và đăng tải một số video “preview”.
Sự việc xảy ra chỉ một thời gian ngắn trước khi iPhone 4 chính thức lên kệ. Sau đó là hững động thái không kém “thu hút” như nhờ cảnh sát can thiệp, chỉ trích Gizmodo,…Nhiều bộ óc suy luận đã sớm nghĩ đây là một chiêu tự PR của Apple. Phải hay không phải, ít nhất nó đã tiêu tốn kha khá giấy mực của các trang tin cùng hàng loạt tin đồn ăn theo, không tốn kém chi phí, đúng không nào!

Apple đã biết trước bệnh ăng-ten của iPhone 4

Theo một báo cáo từ trang Bloomberg, trước khi iPhone 4 ra mắt, các kĩ sư Apple đã cảnh báo Steve Jobs về lỗi chết người của chiếc ăng-ten trên iPhone 4. Theo đó, cách cầm phổ biến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bắt sóng của chiếc điện thoại. Tất nhiên Jobs đã thẳng thừng từ chối thông tin này của Bloomberg.
Tuy nhiên, nhìn vào cái cách Apple tung ra loại bao (bằng) cao su có giá 29USD ngay sau khi họ công bố chiếc iPhone 4 không cản được tôi nghĩ đến việc, Jobs thực sự đã biết trước về hậu quả của chiếc ăng-ten bệnh tật. Còn vì sao ông không tìm cách sửa chữa thì quả thật khó đoán với hàng tá nguyên nhân. Lợi nhuận khổng lồ từ loại bao (bằng) cao su có giá rất “Apple” trong khi giá thành sản xuất siêu rẻ? Có thể lắm.

Nguy cơ khủng bố ở Trung Đông và Research In Motion

Như chúng ta đã biết, Research In Motion (RIM) đã và đang gặp khó khăn trước nguy cơ bị chặn trình Messenger, E-mail, Browser trên điện thoại của họ tại Arập Saudi, Indonesia và mới đây là Ấn Độ. Các nước châu Âu cũng được nhiều nguồn tin cho hay là đang hùa theo Trung Đông khi yêu cầu RIM nới lỏng (!?) khả năng bảo mật cho các sản phẩm của mình. Đúng vậy, chính khả năng bảo mật quá cao (theo như các chính phủ) trong những chiếc điện thoại BlackBerry khiến việc theo dõi thông tin của khách hàng, hay theo dõi thông tin các nguy cơ khủng bố, là bất khả. Gần đây, RIM đã đạt được thỏa thuận với Arập Saudi về việc này, tuy nhiên hãng đảm bảo sự an toàn của khách hàng vẫn là tôn chỉ của mình.
Khủng bố ở Trung Đông thật sự là mối lo ngại của chính phủ, nhất là khi được trang bị điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, đây có lẽ nào là một chiêu tự đánh bóng bản thân của RIM khi thị phần đang bị cướp từ những hãng đang lên như Google hay Apple, thị trường thân thuộc bấy lâu (châu Âu) ngày càng tỏ ra không mặn mà, ý tưởng thiết kế dần cạn kiệt..? Có thể lắm.

CEO HP Mark Hurd bị sa thải

Trong vụ dính líu tới scandal tình ái và một sai phạm tài chính, Mark Hurd nhanh chóng bị HP đuổi việc bởi đã “nghe theo” lời khuyên của một nguồn tư vấn.
Nói thêm về phi vụ mua lại Palm của HP. Trong số các công ty có khả năng mua lại Palm, HP sẽ được lợi nhiều nhất vì đang phải phụ thuộc vào Microsoft về phần mềm cho thiết bị mà mình sản xuất. Mua lại Palm, HP có thể bán laptop mà không cần Windows, hơn nữa có thể mở rộng webOS sang tablet và nettop. Các văn bằng sáng chế (patents) của Palm còn có thể có lợi cho nhiều thương vụ sau này (ví dụ: Oracle vs. Google). Từ đây, có thể thấy các bên bất lợi khi HP thâu lại Palm trước mắt sẽ là Google, Apple, RIM, Microsoft. Các hãng này đều đã có nền tảng cho riêng mình, trong khi HP có thể “xơ múi” được một số điểm sáng của webOS, kinh nghiệm dạn dày từ Palm cũng như những patents đã nói ở trên. Để Palm lọt vào tay HP cũng như lắp cánh cho hổ vậy, cho nên, vụ lùm xùm Mark Hurd vừa rồi có khi nào là một ngón đòn nhắm vào HP?
Tất cả các thông tin trên đều chỉ nằm ở mức tin đồn (có thể là nhảm) nhưng các bạn nên nhớ rằng, thương trường là chiến trường, tất cả mọi chiêu thức biến hóa khôn lường được tung ra chỉ với một mục tiêu duy nhất: “tối đa hóa lợi nhuận”, do đó mọi thứ đều có thể xảy ra. vozExpress cũng là một phần của một âm mưu vô cùng … cùng … cùng lớn, ai biết được nhỉ.

Bí mật 3000m dưới biển đông

Biển Đông: Âm mưu lớn của Trung Quốc dưới độ sâu 3000m

(Quan hệ quốc tế) - Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, đằng sau việc Trung Quốc xây trạm nghiên cứu khoa học dưới đáy Biển Đông ẩn chứa những âm mưu ghê gớm khác.

Trung Quốc xây trạm nghiên cứu dưới độ sâu 3000m dưới đáy Biển Đông
Hãng tin Mỹ Bloomberg vừa dẫn các tài liệu của Bộ Khoa học Trung Quốc cho biết, nước này đang khẩn trương thiết kế, xây dựng một Trạm Nghiên cứu Khoa học được mệnh danh là “Trạm vũ trụ đại dương”, ở độ sâu 3000m dưới đáy biển Đông để “trợ giúp hoạt động tìm kiếm khoáng sản”.
Hãng tin Mỹ cho biết, đây là dự án nằm trong trong kế hoạch kinh tế 5 năm mà Trung Quốc thông qua hồi tháng 3 và được xếp hàng thứ 2 trong danh sách 100 dự án khoa học và công nghệ được ưu tiên, tức là được tập trung toàn bộ các nguồn lực tiến hành trong thời gian nhanh nhất.
Theo báo cáo kể trên thì kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu dưới biển sâu đã có từ một thập niên qua và là tâm điểm trong tham vọng của Trung Quốc để trở thành một siêu cường về công nghệ vào năm 2030, thu ngắn cách biệt thám hiểm biển sâu với Mỹ, Nhật, Pháp và Nga.
Bloomberg lưu ý rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu thể hiện tham vọng lớn hơn ở Biển Đông. Hiện tại Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 80% vùng biển, cũng như xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam và Philippines.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, trong năm 2015, nước này đã chi hơn 216 tỷ USD cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong năm 2015 lớn hơn rất nhiều so với chi tiêu quốc phòng hàng năm của nước này (năm 2016 ở mức 954,4 tỉ nhân dân tệ, tương đương 145 tỉ USD).
Theo số liệu từ Văn phòng thống kê quốc gia của Trung Quốc, nước này đã chi 1,42 nghìn tỉ nhân dân tệ (216 tỉ USD), trong khi tổng chi tiêu quốc phòng trong năm nay dự kiến sẽ tăng lên 7,6%,).
Bien Dong: Am muu lon cua Trung Quoc duoi do sau 3000m
Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn để khẳng định chủ quyền phi pháp trên Biển Đông
Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia đều nhận định rằng, Trung Quốc xây trạm này không chỉ nhằm mục đích nghiên cứu nguồn lợi kich tế biển, mà sẽ phục vụ cho rất nhiều mục đích.
Vậy Trung Quốc xây trạm nghiên cứu này nhằm mục đích gì?
Thứ nhất là: Khẳng định chủ quyền phi pháp
Hiện nay, bất cứ hành động tôn tạo và xây dựng nào của Trung Quốc trên Biển Đông đều là hành động phi pháp nhằm mục đích trước hết là tuyên bố chủ quyền, sau đó là thay đổi hiện trạng Biển Đông theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, để kiểm soát thực tế toàn bộ vùng biển này.
Ngoài thủ đoạn cực đoan như ngang nhiên cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa tháng 5 năm 2014, Trung Quốc còn thường xuyên mượn chiêu bài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nhân đạo… để tuyên bố chủ quyền phi pháp.
Đây là thủ đoạn không mới của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Việc nhà cầm quyền Bắc Kinh xây dựng trạm nghiên cứu dưới đáy biển cũng không ngoài mục đích đòi hỏi chủ quyền phi pháp, bởi những cơ sở lịch sử để Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền là rất mập mờ.
Hiện nay, Bắc Kinh đang xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa chiếm đóng trái phép của Việt Nam với chiêu bài phục vụ cho mục đích hòa bình, cứu trợ nhân đạo, cảnh báo sóng thần… cũng nhằm tìm kiếm sự thừa nhận chủ quyền ở Biển Đông của công đồng quốc tế.
Ngoài ra, nước này còn thường xuyên cử các khảo sát hải dương, tàu lặn Giao Long mang các robot mini xuống đáy biển cắm cờ, khẳng định chủ quyền (phi pháp) của mình.
Bien Dong: Am muu lon cua Trung Quoc duoi do sau 3000m
Vào năm 2010, Trung Quốc đã cắm cờ trái phép dưới đáy biển Đông
Trước đây họ cũng đã từng mượn danh khảo cổ, khảo sát để đưa các tàu chuyên dụng ra Biển Đông với danh nghĩa nghiên cứu khoa học để đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mục đích của Trung Quốc là nhằm tìm kiếm và ngụy tạo các chứng cứ lịch sử để yêu cầu UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của họ là di sản văn hóa thế giới.
Nó thực chất còn thủ đoạn ngụy tạo những chứng cứ lịch sử về sự hiện diện, khai phá của cư dân Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm đòi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển này.
Thứ hai là: Chiếm đoạt nguồn tài nguyên Biển Đông
Bloomberg đưa tin, theo một báo cáo gần đây của Bộ Khoa học Trung Quốc thì chính quyền nước này đã quyết định tăng tốc tiến độ thực hiện dự án này, theo đúng huấn thị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong một hội thảo khoa học hồi tháng trước.
Khi đó, ông Tập tuyên bố: "Biển sâu chứa đựng nhiều kho tàng chưa được phát hiện và phát triển. Để có thể tiếp cận được với những kho báu này, chúng ta cần phải nắm các công nghệ chủ chốt dưới đáy biển sâu, tiến hành thăm dò và phát triển biển sâu".
Việc Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu dưới đáy Biển Đông còn có mục đích khác là, nếu không được thừa nhận về chủ quyền thì Bắc Kinh cũng nắm quyền kiểm soát thực tế và chiếm đoạt tài nguyên nhiên nhiên dồi dào của vùng biển này.
Ngoài tài nguyên thiên nhiên về nguồn lợi hải sản, các nhà khoa học đã tính toán được ở dưới đáy Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt khổng lồ và trữ lượng đất hiếm không nhỏ. Tuy nhiên, các ước lượng hiện nay rất khác nhau.
Trong khi Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cho rằng khu vực này có thể đang chôn 11 tỉ thùng dầu thô và 190 nghìn tỉ feet khối khí đốt thiên nhiên thì Tổng công ty dầu mỏ và khí đốt hải dương của Trung Quốc CNOOC hồi năm 2012 từng đánh giá rằng, Biển Đông chứa đựng 125 tỉ thùng dầu và 500 nghìn tỉ feet khối khí đốt thiên nhiên.
Trước đây, Bắc Kinh còn ngang ngược đưa tàu lặn có độ sâu tới 7000m xuống đáy Biển Đông cắm cờ khẳng định chủ quyền phi pháp, đồng thời lấy mẫu trầm tích nhằm thu thập dữ liệu về tài nguyên dầu khí và đất hiếm dưới đáy Biển Đông.
Do đó, một trong những mục đích chính của Trung Quốc khi xây trạm nghiên cứu dưới đáy biển ở độ sâu 3000m thực chất là nhằm nghiên cứu về nguồn lợi tài nguyên, phục vụ mưu đồ chiếm đoạt phi pháp các nguồn lợi thiên nhiên dưới đáy Biển Đông.
Phục vụ mưu đồ chiếm đoạt Biển Đông bằng biện pháp quân sự
Mặc dù tham vọng tìm kiếm khoáng sản tự nhiên là mục đính chính của dự án này, nhưng văn bản của Bộ Khoa học Trung Quốc khẳng định, công trình này có thể di chuyển được và nước này hoàn toàn có thể sử dụng nó để phục vụ cho mục đích quân sự.
 
Lộ diện mô hình mạng giám sát tàu ngầm dưới đáy biển của Trung Quốc
Xu Liping - một nhà nghiên cứu tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc trực thuộc chính phủ nước này đã tuyên bố rằng, dự án trạm nghiên cứu "sẽ chủ yếu phục vụ mục tiêu dân sự, nhưng chúng tôi không loại trừ việc nó sẽ mang một số chức năng quân sự nữa".
Hiện Trung Quốc chưa công bố chi tiết dự án này sẽ được xây dựng ở địa điểm nào trong khu vực Biển Đông, có nằm trong các khu vực đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ hoặc chưa phân định chủ quyền với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á hay không.
Sau những công trình xây dựng phi pháp trên mặt Biển Đông nhằm phục vụ cho mục đích quân sự nhưng được núp dưới chiêu bài phục vụ hoạt động dân sự của nước này và cộng đồng quốc tế, việc Trung Quốc xây công trình sâu dưới đáy biển sâu tất yếu cũng sẽ nhằm mục đích này.
Với tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc sẽ xây dựng nó ở các khu vực mà họ chiếm đóng trái phép nhằm mục đích khẳng định chủ quyền mà họ không có trong thực tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kiểm soát biển bằng vũ lực.
Theo các nhà phân tích của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Trung Quốc còn vạch kế hoạch xây dựng một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới đáy Biển Đông, mang tên "Dự án Vạn Lý Trường Thành dưới nước" để phát hiện tàu ngầm Nga và Mỹ.
Do đó, rất có thể dự án xây trạm nghiên cứu dưới đáy Biển Đông có thể cũng sẽ được sử dụng cho mục đích này, nhằm tăng cường khả năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm của các nước hoạt động trong vùng biển huyết mạch của khu vực và thế giới. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.

chính phủ ngầm thao túng thế giới


Giả thuyết về những tổ chức bí mật nắm trong tay vận mệnh toàn cầu luôn thu hút những người ưa thích chuyện giật gân.


Giả thuyết về những tổ chức bí mật nắm trong tay vận mệnh toàn cầu luôn thu hút những người ưa thích chuyện giật gân. Thuyết âm mưu về chính phủ ngầm thao túng thế giới Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bị cho là có liên hệ với Tổ chức Le Cercle - Ảnh: AFP Đối với nhiều nhà nghiên cứu và học giả, các học thuyết âm mưu cho rằng các biến cố lớn trong lịch sử nhân loại đều đến từ sự giật dây của những tổ chức bí mật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, từ hàng trăm năm qua, các hội kín khét tiếng như Illuminati, Hội Tam Điểm… luôn là “mỏ vàng” cho những tín đồ của thuyết âm mưu. Theo đó, người ta tin rằng các chính phủ trên thực tế chỉ là con rối nằm trong tay một nhóm những cá nhân tinh hoa nhất của nhân loại. Chính phủ bí mật này không chịu trách nhiệm trước các thiết chế dân chủ mà ngược lại những chính quyền danh chính ngôn thuận phải nhất nhất chịu sự sai khiến của họ, theo Hãng thống tấn Sputnik. Tổ chức Bilderberg Những người theo thuyết chính phủ bí mật thường xuyên đưa ra một cái tên nổi tiếng, được cho là nắm trong tay quyền sinh sát cả thế giới thời hiện đại, đó là Hội nghị Bilderberg (hay còn gọi là Câu lạc bộ Bilderberg), ra đời năm 1954. Hơn 60 năm qua, vào độ tháng 5 hoặc tháng 6, khoảng 120 - 150 nhân vật thuộc tầng lớp được xem là “tinh hoa nhân loại” tham dự hội nghị thường niên để thảo luận về nhiều vấn đề từ chính trị, kinh tế đến chiến tranh. Số này bao gồm nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ, quan chức cấp cao, cố vấn, học giả, tướng lĩnh lẫn các tài phiệt lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực tài chính, dầu khí, truyền thông... của Mỹ và Tây Âu. Theo BBC, Hội nghị Bilderberg được gọi theo tên nơi diễn ra cuộc họp đầu tiên từ 29 - 31.5.1954 là khách sạn Bilderberg ở làng Oosterbeek, phía đông Hà Lan. Hội nghị ra đời từ ý tưởng của chính trị gia Ba Lan Józef Retinger, hoàng thân Hà Lan Bernhard (ông ngoại vua Willem-Alexander hiện nay), Chủ tịch Tập đoàn Unilever Paul Rijkens, chính trị gia Anh Denis Healey và Giám đốc CIA Walter Bedell Smith. Nội dung kỳ họp năm 1954 được cho là xoay quanh vấn đề tăng cường hợp tác giữa Mỹ và Tây Âu để đối phó Liên Xô và đóng vai trò rất quyết định trong việc hình thành EU. Sau đó, một ban thư ký được thành lập để xử lý thường vụ trong mỗi lần hội họp cũng như chọn mời ai tham dự. Tổng thư ký hiện nay là Henri de Castries, Chủ tịch Tập đoàn tài chính - bảo hiểm AXA. Ngoài ra, vị trí cố vấn cấp cao cho hội nghị đang do nhà tài phiệt Mỹ David Rockefeller đảm nhận. Điểm đặc trưng nhất và cũng gây tranh cãi nhất của Hội nghị Bilderberg là tính bí mật. Báo chí không được tham gia, người tham dự không được mang theo vợ chồng hay trợ lý, còn lực lượng an ninh cả công lẫn tư lập hàng rào dày đặc bên ngoài. Người tham gia được tự do sử dụng mọi thông tin nhận được, nhưng không được phép tiết lộ danh tính, hoặc các mối liên hệ, với nguồn tin cũng như nội dung hội nghị. Theo website chính thức Bilderbergmeetings.org, hội nghị là “diễn đàn không chính thức và hoàn toàn riêng tư, nơi người tham dự có thể tự do thảo luận về các định hướng chủ đạo trong mọi lĩnh vực cũng như những vấn đề mà thế giới đang đối mặt. Hội nghị không có chương trình nghị sự chi tiết, không có nghị quyết, không bỏ phiếu và không có tuyên bố chính sách”. Thế là chuyện một nhóm nhỏ quyền lực và giàu có nhất thế giới họp bàn bí mật trở thành nguồn cơn của những giả thuyết “điên rồ” nhất. Lâu nay, biết bao người bị ám ảnh bởi nghi ngờ rằng Hội nghị Bilderberg chính là nơi quyết định ai trở thành tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh, ai ngồi ghế lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB) còn tranh cử với cả bỏ phiếu chỉ là những “màn diễn ngoạn mục”. Trong sách La Verdadera Historia del Club Bilderberg (tạm dịch: Câu chuyện thật về Tổ chức Bilderberg), nhà báo Tây Ban Nha Daniel Estulin dẫn ra một loạt “trùng hợp”: George H.W.Bush tham dự năm 1985 và trở thành Tổng thống Mỹ 3 năm sau đó. Bill Clinton có mặt năm 1991 và chỉ một năm sau đã bước vào Nhà Trắng. Ngày 7.6.2008, bà Hillary Clinton bất ngờ tuyên bố rút lui, nhường quyền đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ cho ông Barack Obama giữa lúc cuộc đua vẫn rất sít sao. Đáng chú ý là Hội nghị Bilderberg năm đó diễn ra từ ngày 5 - 8.6.2008 tại bang Virginia của Mỹ. Theo Đài RT, vào ngày 5.6, cả ông Obama lẫn bà Clinton đều... mất tích trong vài giờ. Khoảng thời gian đó không được nhắc tới trong lịch trình tranh cử chính thức, còn truyền thông Mỹ thì hoàn toàn im lặng. Vô số đồn đoán được đưa ra nhưng tất cả đều có chung kết luận là 2 người được vời tới hội nghị để thỏa hiệp. Theo ông Estulin, Hội nghị Bilderberg nhắm tới giấc mộng thống trị toàn cầu bằng cách tạo ra “Chính quyền Một thế giới, với thị trường toàn cầu duy nhất, do quân đội Một thế giới quản lý và được rót tài chính từ một ngân hàng trung ương toàn cầu với một dạng tiền tệ phổ biến chung thông qua IMF, WB và WTO”. Một trong số những mục tiêu chính là tập trung hóa mọi chính sách đối ngoại và đối nội, xây dựng nhân dạng quốc tế chung và một bộ giá trị phổ biến; biến NATO thành sen đầm quốc tế... kiểm soát tư tưởng cũng như lối sống bằng truyền thông, internet và chủ nghĩa tiêu thụ... Tác giả Estulin cho rằng những “kẻ điều khiển rối Bilderberg” đã tạo khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 để nâng giá dầu, gây ra chính biến “Mùa xuân Ả Rập”... Trang TruTV thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng những đại dịch như SARS, cúm A/H1N1, Ebola… đều là “nhân tạo” hoặc bị thổi phồng để khiến cả thế giới phải “phụ thuộc vào WHO và các hãng dược”. “Thử tưởng tượng một câu lạc bộ tư nhân nơi các tổng thống, thủ tướng, chủ ngân hàng quốc tế và giới tướng lĩnh vỗ vai thân mật với nhau. Ai cũng cảm thấy thoải mái và có thể tự do nói những điều mà phần còn lại của thế giới không bao giờ biết được”, ông Estulin viết.

Thuyết âm mưu về chính phủ ngầm thao túng thế giới 2 Một bài báo trên tờ Daily Mirror nói về cuộc họp bí ẩn nhằm nhào nặn thế giới của Hội nghị Bilderberg hồi năm 1980 - Ảnh: Daily Mirror Le Cercle Bên cạnh đó, một số chuyên gia khác cho rằng Hội nghị Bilderberg hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Le Cercle, cũng được thành lập vào thời Chiến tranh lạnh. Le Cercle ra đời vào đầu thập niên 1950 và đảm nhiệm vai trò diễn đàn tình báo bí mật chống lại Liên Xô. Theo tác giả David Teacher viết trong quyển Rogue Agents: Habsburg, Pinay and the Private Cold War 1951 - 1991 (tạm dịch: Những đặc vụ tội phạm: Habsburg, Pinay và cuộc Chiến tranh Lạnh bí mật 1951 - 1991), Le Cercle tập trung vào các hoạt động lật đổ, bôi nhọ các chính khách cấp tiến tại châu Âu và Mỹ, từ đó mở đường cho các ứng viên được “các ông chủ” chọn lựa. “Tình báo Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ cho đến Nam Phi và Ả Rập Xê Út đều đóng vai trò chân rết của Le Cercle. Về chính trị, tổ chức này hoạt động ăn khớp với Hội nghị Bilderberg và nhiều tổ chức khác... Trong số những nhân vật nổi bật nhất có dính líu với Cercle là Margaret Thatcher và Ronald Reagan”, ông Teacher tuyên bố. Dĩ nhiên, phần lớn các học giả đều không xem các học thuyết âm mưu nói trên là chuyện nghiêm túc. Sputnik dẫn lời sử gia Andrei Fursov thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAS) cho rằng chẳng có gì gọi là “chính phủ ngầm”. Theo ông, các nhóm hoạt động kín xuyên quốc gia là những cấu trúc hết sức bình thường của giới tài chính lẫn chính trị. Vai trò chủ chốt của các nhóm này là vận động hành lang và làm nền tảng cho sự hợp tác lẫn hòa giải của các thiết chế lớn của thế giới. Các diễn đàn này có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử châu Âu và kết nối chặt chẽ với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Hội nghị Bilderberg 2015 diễn ra từ ngày 11 - 14.6 tại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol ở Telfs-Buchen, Áo với sự tham dự của 133 người, theo BBC. Trong đó, có những tên tuổi như Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, lãnh đạo Google Eric Schmidt, Tổng giám đốc JP Morgan Mary Erdoes, Chủ tịch HSBC Douglas Flint, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cựu Thủ tướng Pháp Alain Juppé - người luôn nằm trong danh sách các ứng viên hàng đầu cho ghế tổng thống... Hội nghị năm nay là lần thứ ba trong lịch sử các chủ đề thảo luận được công bố nhưng hết sức chung chung, bao gồm: bầu cử Mỹ, vấn đề Nga, an ninh mạng, kinh tế thế giới, vấn đề Hy Lạp... Và cũng như mọi năm, biểu tình phản đối diễn ra rầm rộ bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị dù không ít người chẳng rõ mình đang chống cái gì. Theo Đài RT, một số người nói họ muốn ngăn chặn “bọn mafia muốn phá hủy thế giới”.