Saturday, November 5, 2016

Bí mật 3000m dưới biển đông

Biển Đông: Âm mưu lớn của Trung Quốc dưới độ sâu 3000m

(Quan hệ quốc tế) - Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, đằng sau việc Trung Quốc xây trạm nghiên cứu khoa học dưới đáy Biển Đông ẩn chứa những âm mưu ghê gớm khác.

Trung Quốc xây trạm nghiên cứu dưới độ sâu 3000m dưới đáy Biển Đông
Hãng tin Mỹ Bloomberg vừa dẫn các tài liệu của Bộ Khoa học Trung Quốc cho biết, nước này đang khẩn trương thiết kế, xây dựng một Trạm Nghiên cứu Khoa học được mệnh danh là “Trạm vũ trụ đại dương”, ở độ sâu 3000m dưới đáy biển Đông để “trợ giúp hoạt động tìm kiếm khoáng sản”.
Hãng tin Mỹ cho biết, đây là dự án nằm trong trong kế hoạch kinh tế 5 năm mà Trung Quốc thông qua hồi tháng 3 và được xếp hàng thứ 2 trong danh sách 100 dự án khoa học và công nghệ được ưu tiên, tức là được tập trung toàn bộ các nguồn lực tiến hành trong thời gian nhanh nhất.
Theo báo cáo kể trên thì kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu dưới biển sâu đã có từ một thập niên qua và là tâm điểm trong tham vọng của Trung Quốc để trở thành một siêu cường về công nghệ vào năm 2030, thu ngắn cách biệt thám hiểm biển sâu với Mỹ, Nhật, Pháp và Nga.
Bloomberg lưu ý rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu thể hiện tham vọng lớn hơn ở Biển Đông. Hiện tại Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 80% vùng biển, cũng như xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam và Philippines.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, trong năm 2015, nước này đã chi hơn 216 tỷ USD cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong năm 2015 lớn hơn rất nhiều so với chi tiêu quốc phòng hàng năm của nước này (năm 2016 ở mức 954,4 tỉ nhân dân tệ, tương đương 145 tỉ USD).
Theo số liệu từ Văn phòng thống kê quốc gia của Trung Quốc, nước này đã chi 1,42 nghìn tỉ nhân dân tệ (216 tỉ USD), trong khi tổng chi tiêu quốc phòng trong năm nay dự kiến sẽ tăng lên 7,6%,).
Bien Dong: Am muu lon cua Trung Quoc duoi do sau 3000m
Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn để khẳng định chủ quyền phi pháp trên Biển Đông
Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia đều nhận định rằng, Trung Quốc xây trạm này không chỉ nhằm mục đích nghiên cứu nguồn lợi kich tế biển, mà sẽ phục vụ cho rất nhiều mục đích.
Vậy Trung Quốc xây trạm nghiên cứu này nhằm mục đích gì?
Thứ nhất là: Khẳng định chủ quyền phi pháp
Hiện nay, bất cứ hành động tôn tạo và xây dựng nào của Trung Quốc trên Biển Đông đều là hành động phi pháp nhằm mục đích trước hết là tuyên bố chủ quyền, sau đó là thay đổi hiện trạng Biển Đông theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, để kiểm soát thực tế toàn bộ vùng biển này.
Ngoài thủ đoạn cực đoan như ngang nhiên cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa tháng 5 năm 2014, Trung Quốc còn thường xuyên mượn chiêu bài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nhân đạo… để tuyên bố chủ quyền phi pháp.
Đây là thủ đoạn không mới của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Việc nhà cầm quyền Bắc Kinh xây dựng trạm nghiên cứu dưới đáy biển cũng không ngoài mục đích đòi hỏi chủ quyền phi pháp, bởi những cơ sở lịch sử để Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền là rất mập mờ.
Hiện nay, Bắc Kinh đang xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa chiếm đóng trái phép của Việt Nam với chiêu bài phục vụ cho mục đích hòa bình, cứu trợ nhân đạo, cảnh báo sóng thần… cũng nhằm tìm kiếm sự thừa nhận chủ quyền ở Biển Đông của công đồng quốc tế.
Ngoài ra, nước này còn thường xuyên cử các khảo sát hải dương, tàu lặn Giao Long mang các robot mini xuống đáy biển cắm cờ, khẳng định chủ quyền (phi pháp) của mình.
Bien Dong: Am muu lon cua Trung Quoc duoi do sau 3000m
Vào năm 2010, Trung Quốc đã cắm cờ trái phép dưới đáy biển Đông
Trước đây họ cũng đã từng mượn danh khảo cổ, khảo sát để đưa các tàu chuyên dụng ra Biển Đông với danh nghĩa nghiên cứu khoa học để đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mục đích của Trung Quốc là nhằm tìm kiếm và ngụy tạo các chứng cứ lịch sử để yêu cầu UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của họ là di sản văn hóa thế giới.
Nó thực chất còn thủ đoạn ngụy tạo những chứng cứ lịch sử về sự hiện diện, khai phá của cư dân Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm đòi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển này.
Thứ hai là: Chiếm đoạt nguồn tài nguyên Biển Đông
Bloomberg đưa tin, theo một báo cáo gần đây của Bộ Khoa học Trung Quốc thì chính quyền nước này đã quyết định tăng tốc tiến độ thực hiện dự án này, theo đúng huấn thị của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong một hội thảo khoa học hồi tháng trước.
Khi đó, ông Tập tuyên bố: "Biển sâu chứa đựng nhiều kho tàng chưa được phát hiện và phát triển. Để có thể tiếp cận được với những kho báu này, chúng ta cần phải nắm các công nghệ chủ chốt dưới đáy biển sâu, tiến hành thăm dò và phát triển biển sâu".
Việc Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu dưới đáy Biển Đông còn có mục đích khác là, nếu không được thừa nhận về chủ quyền thì Bắc Kinh cũng nắm quyền kiểm soát thực tế và chiếm đoạt tài nguyên nhiên nhiên dồi dào của vùng biển này.
Ngoài tài nguyên thiên nhiên về nguồn lợi hải sản, các nhà khoa học đã tính toán được ở dưới đáy Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt khổng lồ và trữ lượng đất hiếm không nhỏ. Tuy nhiên, các ước lượng hiện nay rất khác nhau.
Trong khi Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cho rằng khu vực này có thể đang chôn 11 tỉ thùng dầu thô và 190 nghìn tỉ feet khối khí đốt thiên nhiên thì Tổng công ty dầu mỏ và khí đốt hải dương của Trung Quốc CNOOC hồi năm 2012 từng đánh giá rằng, Biển Đông chứa đựng 125 tỉ thùng dầu và 500 nghìn tỉ feet khối khí đốt thiên nhiên.
Trước đây, Bắc Kinh còn ngang ngược đưa tàu lặn có độ sâu tới 7000m xuống đáy Biển Đông cắm cờ khẳng định chủ quyền phi pháp, đồng thời lấy mẫu trầm tích nhằm thu thập dữ liệu về tài nguyên dầu khí và đất hiếm dưới đáy Biển Đông.
Do đó, một trong những mục đích chính của Trung Quốc khi xây trạm nghiên cứu dưới đáy biển ở độ sâu 3000m thực chất là nhằm nghiên cứu về nguồn lợi tài nguyên, phục vụ mưu đồ chiếm đoạt phi pháp các nguồn lợi thiên nhiên dưới đáy Biển Đông.
Phục vụ mưu đồ chiếm đoạt Biển Đông bằng biện pháp quân sự
Mặc dù tham vọng tìm kiếm khoáng sản tự nhiên là mục đính chính của dự án này, nhưng văn bản của Bộ Khoa học Trung Quốc khẳng định, công trình này có thể di chuyển được và nước này hoàn toàn có thể sử dụng nó để phục vụ cho mục đích quân sự.
 
Lộ diện mô hình mạng giám sát tàu ngầm dưới đáy biển của Trung Quốc
Xu Liping - một nhà nghiên cứu tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc trực thuộc chính phủ nước này đã tuyên bố rằng, dự án trạm nghiên cứu "sẽ chủ yếu phục vụ mục tiêu dân sự, nhưng chúng tôi không loại trừ việc nó sẽ mang một số chức năng quân sự nữa".
Hiện Trung Quốc chưa công bố chi tiết dự án này sẽ được xây dựng ở địa điểm nào trong khu vực Biển Đông, có nằm trong các khu vực đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ hoặc chưa phân định chủ quyền với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á hay không.
Sau những công trình xây dựng phi pháp trên mặt Biển Đông nhằm phục vụ cho mục đích quân sự nhưng được núp dưới chiêu bài phục vụ hoạt động dân sự của nước này và cộng đồng quốc tế, việc Trung Quốc xây công trình sâu dưới đáy biển sâu tất yếu cũng sẽ nhằm mục đích này.
Với tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc sẽ xây dựng nó ở các khu vực mà họ chiếm đóng trái phép nhằm mục đích khẳng định chủ quyền mà họ không có trong thực tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kiểm soát biển bằng vũ lực.
Theo các nhà phân tích của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Trung Quốc còn vạch kế hoạch xây dựng một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới đáy Biển Đông, mang tên "Dự án Vạn Lý Trường Thành dưới nước" để phát hiện tàu ngầm Nga và Mỹ.
Do đó, rất có thể dự án xây trạm nghiên cứu dưới đáy Biển Đông có thể cũng sẽ được sử dụng cho mục đích này, nhằm tăng cường khả năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm của các nước hoạt động trong vùng biển huyết mạch của khu vực và thế giới. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.

0 nhận xét:

Post a Comment